Khi chúng tôi hỏi chuyện,ủnợcũngkhómanbetx các "chủ nợ" cho biết cách đây ít năm chủ doanh nghiệp nói trên chuyên kinh doanh vàng bạc, đứng ra huy động vốn bằng hình thức "quỹ tiết kiệm" với lãi suất vay từ 8-9,6%/năm. Vì tin tưởng chủ tiệm vàng này và thấy lãi suất vay cao hơn nhiều so với ngân hàng nên nhiều người đã không ngần ngại dùng tiền tiết kiệm để cho vay, có người lên đến hàng tỉ đồng. Giấy tờ vay được ghi bằng "sổ tiết kiệm" giống như sổ gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng. Ban đầu, vợ chồng chủ tiệm vàng trả lãi đúng như cam kết, tuy nhiên sau đó họ tuyên bố vỡ nợ, không còn khả năng chi trả. Không còn chỗ bấu víu, nhiều "chủ nợ" phải mang băng rôn đến nhà "con nợ" gây sức ép nhưng vẫn chưa có kết quả.
Vụ việc này cũng tương tự vụ một chủ tiệm vàng ở xã Bảo Thành (H.Yên Thành) tuyên bố vỡ nợ vào năm 2018 sau khi vay hàng chục tỉ đồng của nhiều người dân bằng hình thức "gửi tiết kiệm". Không đòi được tiền, nhiều người cho vay đã làm đơn tố cáo gửi Công an H.Yên Thành, nhưng công an không khởi tố vụ án khi cho rằng vụ việc không có dấu hiệu tội phạm.
Trên nguyên tắc, chỉ có các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp theo quy định của luật Tổ chức tín dụng, có giấy phép mới được huy động vốn và nhận tiền gửi khách hàng. Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng với mức án cao nhất là 20 năm tù. Tuy nhiên hành vi huy động vốn trả lãi suất nếu xảy ra trước ngày 1.1.2018 thì không được áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 do nguyên tắc bất hồi tố. Hành vi này chỉ phạt hành chính theo Nghị định 96 ban hành ngày 17.10.2014 với mức phạt là từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.
Bẫy "tín dụng đen" dù rất nhiều rủi ro nhưng vẫn đang rất hấp dẫn với nhiều người. "Chủ nợ" - như những người dân mà người viết nêu trên - đôi khi lại chính là nạn nhân của "con nợ". Hậu quả là đòi lại tiền cho vay không hề dễ dàng!